Phương pháp dạy toán lớp 3

Thứ ba - 06/10/2015 14:24
 Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kỉ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành...
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
      Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kỉ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành  và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng.
     Trong chương trình dạy – học  toán ở tiểu học, thì chương trình toán lớp 3 đóng vai trò trọng yếu. Lớp 3 là kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phải chuẩn bị kiến thức cơ sở để học sinh học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học và tiếp các cấp học sau này.
     Dạy học toán là một trong những  con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy ở học sinh, xã hội càng phát triển thì đổi mới phương pháp giảng dạy t rong nhà trường đóng vai trò ngày càng quan trọng, trong xu hướng  phát triển và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, để phù hợp với tinh thần mới nội dung chương trình sách giáo khoa. Trước những biến động trên giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh một cách chính xác vào việc giải toán, hình thành ở các em những kĩ năng cần thiết trong học tập nói chung và giải các bài toán  một cách chính xác nói riêng.
     Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, Chính vì lí do trên và mục đích giúp các em hiểu được đổi mới phương pháp giảng dạy là điều quan trọng  cho việc hình thành  nhân cách con người, cho nên tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn toán lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ở trường Tiểu học”  
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
      Nhằm năng cao chất lượng dạy  và học toán trong trường Tiểu học Định An.
III.ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1/ Đối tượng nghiên cứu
    “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ”
2/ Khách thể nghiên cứu.
    Học sinh lớp 3/1  Trường Tiểu học Định An.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
      Đổi mới phương pháp học Toán cho học sinh được hình thành là do:
  1.   Giáo viên giảng dạy nêu ra những vấn đề chủ yếu của bài học.
  2.   Học sinh thực hiện nhiều dạng bài tập khác nhau, được chơi nhiều trò chơi đố vui trong các giờ học Toán.
       Để thực hiện tốt việc đổi mới giảng dạy môn Toán theo hướng tích cực hóa thì giáo viên đổi mới hình thức tổ chức cả phương tiện dạy học và cách đánh giá học sinh.
V.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
  1. Khái quát  những vấn đề lí luận có liên quan đến  đề tài nghiên cứu.
  2. Tìm hiểu thực trạng của học sinh để việc đổi mới phương pháp đạt kết quả tốt.
  3. Đề xuất các biện pháp nhằm hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 3.
VI. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
      Toán là môn bắt buộc và trọng tâm của tất cả các cấp học. Học toán các  em sẽ có được vốn kiến thức phong phú, phát triển tư duy, trí thông minh nhạy bén và óc sáng tạo. Để giúp cho trẻ luôn tự tin, năng động, mở mang trí tuệ. Vì thế bản thân tôi muốn đi sâu vấn đề “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Đồng thời cũng muốn tích lũy vốn kinh nghiệm để phục vụ cho các môn học khác.
VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
   Do  trình độ và vốn kinh nghiệm còn hạn chế  nên tôi chỉ nghiên cứu, đưa ra giải pháp đối với học sinh lớp 3/1 Trường Tiểu học Định An.
VIII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
   Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
  1. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
  2. Phương pháp quan sát sư phạm
  3. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
1/ Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
  1. Là phương  pháp quan trọng, phương pháp mà nhà nghiên cứu lựa chọn và đọc những tài liệu có liên quan đến vấn đề mình đang trình bày.
  2. Nhờ phương pháp này giúp tôi có cơ sở lí luận để phân tích xử lí tài liệu có liên quan.
  3.  
     Là phương pháp thu thập thông tin về đối tương trên cơ sở tri  giác hoạt động sư phạm cho tài liệu sống thực tiễn của việc dạy và học ở trường Tiểu học.Dùng phương pháp này để rút ra được cách thức và phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học tập.
 3/ Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
       Đây là phương pháp rất quan trọng để tìm ra bài học kinh nghiệm bổ ích. Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi hiểu được bản chất , nguyên nhân và cách giải quyết trong quá trình nghiên cứu để có thể lựa chọn phương pháp mới và đạt hiệu  quả cao.
 
CHƯƠNG II
LÍ LUẬN CHUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
  1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
  1/ Khái niệm về phương pháp dạy học:
      Phương pháp  dạy học là tổ hợp các cách thức  hoaạt động của giáo viên và học sinh  trong quá trình dạy và học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực, tự  giác của học sinh, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
2/ Khái niệm về đổi mới phương pháp dạy học
     Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, tạo điều kiện để cá thể  hóa dạy học và khuyến khích dạy học phát  hiện ra nội dung mới của bài học. Làm như vậy sẽ phát triển được năng lực sở trường  của từng học sinh, rèn luyện học sinh trở thành những người lao động chủ động sáng tạo.
3/ Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực.
       Phương pháp daỵ học tích cực  là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Trong đó,  giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi  học sinh đều được hoạt động  để phát  triển theo đúng khả năng của cá nhân.
        Do giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn nên giáo viên ít nói, ít làm, giảng ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh. Nhờ vậy, giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh.
         Do học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học nên tất cả các em phải tích cực hoạt động, độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo để bộc lộ hết khả năng của mình.
       Vì phương pháp dạy học tích cực mang những ưu điểm tối ưu nên nó được áp dụng rộng rãi, được khai thác sâu để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình dạy học.
 4/ Quan hệ giữa  phương pháp dạy học và đối tượng học.
       Có những phương pháp hướng vào hoạt động điều khiển của giáo viên; có những phương pháp hướng tập trung vào hoạt động của học sinh; có những phương pháp nằm ở giữa hai loại trên. Một bài hướng dẫn tập trung vào sự chỉ đạo của giáo viên và hoạt động của giáo viên là bài học trong đó việc thiết kế,  việc dạy và đánh giá đều do giáo viên chỉ đạo và tiến hành. Học sinh ngồi học một cách thụ động, trong khi giáo viên chỉ đạo và tiến hành tất cả các khâu của bài, từ mở đầu, triển khai đến kết luận.
      Ví dụ: Bài học truyền hình hoặc qua đài phát thanh, bài học diễn giảng.
     Một bài học hướng tập trung vào hoạt động của học sinh là bài học trong đó việc học do học sinh tự giác và chủ động tiến hành, dưới sự chỉ đạo, tổ chức của giáo viên. Học sinh chịu trách nhiệm về hoạt động học tập- nhận thức, đánh giá hoạt dộng và kết quả học tập của mình.
VD: Cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác -> rút ra bài học chung.
     Như chúng ta đã biết, có nhiều kiểu dạy học vì rằng có khá nhiều con đường, phương pháp đã được  biết từ lâu như giảng giải, thuyết trình, nghe giảng, tìm tòi…Một số kiểu dạy học, phương pháp dạy học được xuất hiện trong thế kỉ XX như dạy học qua khái niệm, qua trò chơi mô phỏng…
     Nhưng giáo viên dạy học có hiệu quả thường dựa vào kiểu dạy học vì chúng tôi biết rằng không có con đường duy nhất để đảm bảo cho mọi học sinh học tốt và phù hợp với mọi môn học.
5/ Sự hình thành của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa.
      Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hôi đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay. Vì vậy trong công cuộc đổi mới này cần những người có bản lĩnh, có năng lực chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nó thích ứng được với  đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Do đó sự hình thành đổi mới phương pháp dạy học, kèm theo sự thay đổi tất yếu của nội dung phương pháp dạy học.
      Như chúng ta đều biết ở Trường Tiểu học đã và đang rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo và chuyển sang dạy hướng  tích cực hóa người học, tập trung vào hoạt động của người học. Vì vậy rèn luyện cho trẻ những năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
6/ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa.
     Hiện nay một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa.
  1. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa chưa thực hiện đồng bộ trong đội ngũ giáo viên.
  2. Cơ sở vật chất và thiết bị chưa đầy đủ đáp ứng cho giáo viên và học sinh.
  3. Thời gian cũng làm ảnh hưởng đến óc sáng tạo của học sinh.
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC.
  1. Nhóm phương pháp dạy học dùng lời.
  1. Phương pháp thuyết trình
Phương pháp này được sử dụng khi dạy học ở cấp Tiểu học, chủ yếu cung cấp một khối lượng những tri thức khái quát hóa giúp học sinh phát triển trí nhớ, kĩ năng hiểu ý nghĩa của người khác.
  1. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này được áp dụng ở mỗi cấp học, giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở tiểu học. Sử dụng phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi để chuẩn bị cho học sinh tiếp thu tốt lời trình bày của giáo viên, tiến hành công tác độc lập.
  1. Phương pháp tìm tòi
     Trong phương pháp này người học phải nghiền ngẫm nhiều thông tin thích hợp, phân tích và sắp xếp những thông tin đó kết luận và chọn ra phương pháp giải quyết tốt nhất.
      Do đó phương pháp này người học không tìm ra một chân lí mới nhưng có thể tìm ra một điều mới đối với bản thân. Chính vì thế nó được áp dụng như một phương pháp dạy học.
 
 
 
 
3.Nhóm phương pháp trực quan
   a.Phương pháp quan sát.
     Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh độc lập xem xét sự vật hiện tượng, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Quan sát được thực hiện khi giáo viên giảng bài mới, học sinh thực hành luyện tập, ôn tập…
b.Phương pháp trình bày trực quan
  1. Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước, trong và sau khi học sinh lĩnh hội tri thức mới.
  2. Vận dụng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ bài học.
  3. Trình bày các phương tiện trực quan theo một trình tự nhất định căn cứ vào yêu cầu của bài giảng.
  4. Phương tiện trực quan phải đủ to, rõ ( mang tính thẫm mĩ) cho cả lớp có thể theo dõi được.
  5. Kết hợp khéo léo giữa trực quan với lời giảng.
  1. Nhóm phương pháp thực hành.
a.Phương pháp luyện tập
  1. Nắm rõ mục đích và nội dung yêu cầu của luyện tập.
  2. Tiến hành luyện tập tốc độ nhanh.
  3. Tổ chức luyện tập thông qua thực hành áp dụng vào các tình huống đa dạng.
  4. Đảm  bảo hình thức luyện tập gây được hứng thú đối với học sinh.
  5. Đảm bảo để kết quả đạt được chắc chắn, rõ ràng.
  6. Nhận xét và biểu dương kịp thời.
b.Phương pháp ôn tập
        Muốn đảm bảo hiệu quả của ôn tập cần:
  1. Có kế hoạch, có hệ thống và kịp thời với nhiều hình thức khác nhau.
  2. Ôn rải rác ra.
  3. Ôn xen kẽ.
  4. Chỉ ôn tập cái cơ bản nhất.
III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY  THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
       Đổi mới phương pháp dạy học Toán theo hướng tích cực hóa được hiểu:
  1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học toán
       Đổi mới phương pháp dạy học toán là đưa phương pháp dạy học toán mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các đào tạo của giáo dục, hiểu như vậy là có thể nhấn mạnh rằng nhanh chóng chuyển từ hình thức thầy giảng – trò ghi sang thày tổ  chức- trò hoạt động. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học toán cần được tiến hành dưới dạng tổ chức các hoạt dộng dạy học toán.
  1. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hóa cho học sinh lớp 3
  1. Tạo ra một môi trường khuyến khích từ đó học sinh chủ động học tập và đem lại kết quả cao nhất cho từng học sinh, đó là một môi trường học tập mà:
  1. Từng học sinh mong muốn đến lớp, chờ đợi có giờ học do cảm thấy có mối quan hệ mật thiết với công việc của lớp, do thấy minh được thể hiện tài trí ở giờ học, thu được kết quả.
  2. Tính tò mò và các năng lực của từng học sinh, khơi dậy qua các hoạt động học tập như tìm ra nhiều cách giải một bài toán, nhiều cách tính giá trị một biểu thức…
  1. Học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tích  cực hóa.
     Trog quá trình đó “ giáo viên tổ chức và hướng dẫn từng học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập và phát triển cao nhất.” Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của học sinh- chủ thể trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, nhấn mạnh vị trí của tự đào tạo.
     Ngoài việc cung cấp kiến thức, kĩ năng, còn phải  dạy cho các em biết .
cách học tập, có năng lực sinh hoạt, sáng tạo, có lòng tự tin, tự trọng. Sẽ không đạt kết quả nếu vẫn thực hiện cách dạy cũ, cách học cũ.
Thầy giảng – trò khoanh tay ngồi nghe
Thầy giảng trò cắm cúi ngồi chép
Thầy nói- trò nhắc lại như lời thầy.
  1. Việc học tập sẽ có kết quả khi bản thân học sinh chủ động trong hoạt động học tập. Vì vậy vai trò chủ đạo của giáo viên chính là kết hợp với cha mẹ học sinh tổ chức hướng dẫn để mọi học sinh chủ động học tập trong giờ học ở lớp.
  1. Chủ động học bài, làm bài, ôn tập, chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần cho việc học bài mới.
  2. Chủ động tận dụng thời gian, đọc kĩ bài, làm bài tập.
  3. Chủ động tự soát lại bài làm, đổi bài cho bạn để kiểm tra lẫn nhau.
  4. Chủ động thực hành ở ngoài lớp để vận dụng kiến thức sâu sắc hơn.
 
 
  1.  Một số biện pháp sư phạm hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh.
  1. Truyền thụ cho học sinh những kiến thức trọng tâm đầy đủ, chính xác và khoa học.
  2. Hướng dẫn học sinh tìm mối liên hệ để  vận dụng kiến thức vào việc giải các bài toán ( vận dụng các định nghĩa, quy tắc…)
  3.     Giúp học sinh tìm ra những yếu tố đã cho và các yếu tố phải tìm. Để từ đó xác lập được mối quan hệ giữa chúng.
  4.     Làm cho học sinh biết cách kết hợp các yếu tố đã cho của bài toán và vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán một cách chính xác, hợp logic và phải ngắn gọn.
  5. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực  hóa giáo viên nên thường xuyên cho học sinh tiến hành việc giải các bài toán theo biện pháp trên. Từ đó học sinh sẽ dần dần tự hình thành cho mình những kĩ năng cần thiết khi giải một bài toán mới hay nhiều bài toán khác từ đơn giản đến phức tạp.
       IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO XU HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA.
  1. Đổi mới nhận thức, trong đó cần trân trọng khả năng chủ động sáng tạo của giáo viên và học sinh tiểu học.
  2. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nhiều hình thức học tập như: học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp, dạy học ở hiện trường, tăng cường trò chơi học tập.
  3. Đổi mới cách trang trí, sắp xếp phòng học để tạo ra môi trường học tập thích hợp.
  4. Đổi mới phương tiện dạy học, dùng các loại phiếu học tập, đồ dùng học tập, phương tiện kĩ thuật, đèn chiếu…
  5. Đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh: đánh giá mức độ phát triển của mỗi cá nhân học sinh trong quá trình học ở lớp và tự học.
V.SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN.
1/Tri giác
      Tri giác của học sinh tiểu học nói chung và tri giác của học sinh lớp  3 nói riêng, các em đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của các chi tiết để đi đến so sánh, tổng hợp, thấy mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng như một  chỉnh thể. Tri giác của các em mang tính mục đích  và phương pháp rõ ràng, các em có khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế tìm ra được  những nét đặc thù của đối tượng.
2. Trí nhớ
     Trẻ ở các lớp cấp đầu tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, chúng thường học thuộc lòng tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ. Sách giáo khoa hiện nay kênh hình nhiều hơn kênh chữ vì vậy giúp các em dễ dàng hiểu ý nghĩa hình ảnh. Cho nên việc ghi nhớ có ý nghĩa được hình ảnh và  phát triển các em hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong các tài liệu cần ghi nhớ, thúc đẩy các em nắm được ý nghĩa của tài liệu và ghi nhớ tốt hơn.
     Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc  ghi nhớ logic.
    Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
    Để giúp học sinh nhớ lâu  ta phải cho học sinh ôn tập  lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ. Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ.
    Ví dụ: Học bảng nhân  dưới sự hướng dẫn của giáo viên và dùng Đồ dùng học tập học sinh tự hình thành được bảng nhân .Từ đó rút ra được ý nghĩa của phép nhân sẽ giúp các em nhớ bảng nhân một cách dễ dàng hơn.
    Kiểm tra sự ghi nhớ bằng sự tái hiện bằng tranh ảnh, vật thể.
    Hiểu và áp dụng ý nghĩa  trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy học sinh sẽ đạt được kết quả . Không những thế, vì trí nhớ là một tư duy khoa học còn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên chúng ta cần thường xuyên rèn luyện nó.
3.Chú ý
     Học sinh Tiểu học sức tập trung chú ý chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào thầy cô giáo.
Tính lựa chọn của chú ý còn phụ thuộc vào nhiều tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của các em đối với đối tượng đó.
 Giáo viên cần có nhiều tài liệu phương pháp giảng dạy hấp dẫn phù hợp với các em.
Khối lượng chú ý tăng lên rõ rêt khả năng di chuyển cũng được  tăng cường rõ rệt.
 
4. Tư duy
     Cũng có nhiều biến đổi cơ bản do nội dung các môn học phong phú, phức tạp cần đòi hỏi tính chất mới mẻ của việc lĩnh hội trí thức đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh phán  đoán mới rút ra được kết luận, mới hiểu được tài liệu học tập.
    Các em sẽ không lĩnh hội được những khái niệm khoa học trong chương trình học tập của các em nếu không có tư duy trừu tượng khái quát. Do đó trong dạy học  phải tạo mọi điều kiện để phát triển tư duy trừu tượng cho các em.
     Để tư duy tốt, trước hết, các em phải xác định được tiêu  đề mình đang học các em có    thể đặt ra nhiều câu hỏi( bài toán cho biết  gì,bài toán yêu cầu gì,để giải được bài toán này ta phải tiến hành thực hiện theo mấy bước,...) đưa ra nhiều cách giải quyết và chọn cách giải quyết khoa học nhất.
     VD: Yêu cầu học sinh tìm ra nhiều cách giải một bài toán, nhiều cách tính giá trị một biểu thức…
      5.Tưởng tượng
        Học sinh hiểu được mức độ tưởng tượng còn thấp, chưa định hướng được hoạt động của mình bằng cách tái tạo ra mô hình tâm lí về cách thức đi đến sản phẩm đó.
       Người giáo viên phải hiểu sâu sắc thế giới bên trong của học sinh trên cơ sở đó hình dung ra các con đường, các phương pháp và các hình thức giáo dục thích hợp để đạt mục đích giáo dục.
  Cần đặc biệt chú ý rèn luyện óc tưởng tượng phong phú chính xác và thiết thực.
        Qua quá trình nghiên cứu thực hiện, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về cách làm nên bước đầu đạt được kết quả khả quan. Các em có trí nhớ tốt hơn,làm bài trong thời gian ngắn hơn và cho kết quả chính xác hơn. Kết quả cho từng thời điểm như sau:
Các đợt kiểm tra TSHS  
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Khảo sát đầu năm 25 2 8 4 16 12 48 7 28
Giữa HKI 25 6 24 8 32 10 40 1 4
Cuối HKI 25 10 40 8 32 7 28 0 0
 
 
Tôi nhận thấy rằng đổi mới phương pháp trong  giờ học  ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3 sẽ giúp giờ học toán đạt kết quả cao hơn.
   IV.KẾT LUẬN CHƯƠNG II
       Qua cơ sở lí luận của đề tài này tôi rút ra được những kết luận sau:
       Để giúp học sinh nắm vững các tri thức đã học, để giải các bài tập trong sách giáo khoa cũng như bài tập ngoài sách giáo khoa thì người giáo viên phải có:
  1. Tính kiên trì nhẫn nại tự tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tự học và nghiên cứu sáng tạo đưa ra phương pháp mới vào bài giảng.
  2.  Có biện pháp rèn luyện cho các em hình thành các kĩ năng giải toán cơ bản. Sự hình thành kĩ năng nói chung và kĩ năng giải toán nói riêng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng của hoạt động dạy của thầy và các đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh. Do đó việc  đổi mới  phương pháp giảng dạy môn Toán ở Tiểu học luôn gắn liền dạy kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
\
 
 
 
 
 
 CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
       Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán theo hướng tích cực hóa, đã giúp cho phương pháp dạy học một cách khoa học hơn, dạy nhẹ nhàng hơn. Giúp các em học tốt môn Toán, đồng thời gây hứng thú  trong giờ học phát huy tính năng động, sáng  tạo, tự tin  giải toán, là nền tảng vững chắc học tiếp các lớp trên.
   Trên đây là một số suy nghĩ,tìm tòi của tôi trong quá trình dạy môn toán đã  được  tôi áp dụng dạy vào lớp mình cho kết quả khả quan. Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên vấn đề tôi trình bày trên không tránh khỏi những sai sót. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy nói chung và dạy toán nói riêng, tôi chân thành mong được các thầy, cô  và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý bổ sung thêm để giúp tôi hoàn thành tốt trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”.
          Tôi xin chân thành cảm ơn !
 
                                     Định An , ngày 20  tháng 2 năm 2013
                                                             Người viết
 
 
                                                        Phạm Thị Ngoãn
 
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
 
 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
PHÒNG GIÁO DỤC  VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................      
.....................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................      
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 57/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/03/2024. Trích yếu: Thay đổi lịch sinh hoạt tổ NVBM

Ngày ban hành: 28/03/2024

KH số 17/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/03/2024. Trích yếu: Xét CN TNTHCS

Ngày ban hành: 27/03/2024

KH số 15/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/03/2024. Trích yếu: Phòng chống thiên tai 2024

Ngày ban hành: 22/03/2024

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

KH số 11/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 29/02/2024. Trích yếu: Lựa chọn SGK

Ngày ban hành: 29/02/2024

KH số 09/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng...

Ngày ban hành: 21/02/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay7,321
  • Tháng hiện tại14,020
  • Tổng lượt truy cập634,363
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây